Cứu sống kịp thời người bệnh thông qua hội chẩn cấp cứu trực tuyến

Với hệ thống trang thiết bị hội chẩn trực tuyến cho phép các bác sĩ ở 2 đầu cầu có thể trao đổi thông tin, hội chẩn từ xa và hỗ trợ chuyên môn kịp thời trong những ca phẫu thuật khó để thống nhất phương án điều trị tối ưu cho người bệnh.

Mới đây, các bác sỹ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã hội chẩn cấp cứu trực tuyến với các bác sỹ Bệnh viện Đa khoa Điện Biên cứu sống bệnh nhân bị tai nạn giao thông nguy kịch.

Tại điểm cầu Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, các bác sỹ hội chẩn trực tuyến cấp cứu bệnh nhân V.A.H, 16 tuổi, bị tai nạn giao thông vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên

Qua khai thác tiền sử và xét nghiệm cận lâm sàng bệnh nhân V.A.H, 16 tuổi, bị tai nạn giao thông vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên với tình trạng ban đầu tỉnh, da, niêm mạc hồng nhạt, bụng chướng nhẹ, khám có phản ứng rõ. Bệnh nhân được chỉ định làm các cận lâm sàng: xét nghiệm máu: bạch cầu tăng, CTScanner ổ bụng: hình ảnh dịch tự do ổ bụng, máu cục vùng hạ vị, chưa loại trừ khí tự do mặt phúc mạc.

Nhận thấy đây là một ca bệnh khó, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên đã tiến hành hội chẩn cấp cứu xin ý kiến của các chuyên gia chuyên ngành Chẩn đoán hình ảnh của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức: Bệnh nhân trên lâm sàng có dấu hiệu bụng ngoại chưa loại trừ thủng tạng rộng, tuy nhiên trên hình ảnh phim chụp CTScanner ổ bụng có liềm hơi, vậy có nghĩ tới thủng bít vào khoang sau phúc mạc không?

Các bác sỹ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức khuyến cáo nên mổ nội soi thăm dò cho bệnh nhân H.

Sau khi hội chẩn, các chuyên gia đã chẩn đoán dịch tự do ổ bụng và cục máu đông lạnh trực tràng. Các bác sỹ Bệnh viện hữu nghị Việt Đức khuyến cáo nên mổ nội soi thăm dò. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên đã tiến hành mổ nội soi thăm dò cho người bệnh. Trong ổ bụng có khoảng 300-400ml dịch máu đông, máu loãng và dịch tiêu hóa. Kiểm tra dạ dày, gan, mật, đại tràng bình thường. Ruột non cách gốc Treiz gần 40 cm có 1 vị trí vỡ khoảng 2/3 chu vi quai ruột non ở bờ tự do. Chẩn đoán: viêm phúc mạc, vỡ hỗng tràng do tai nạn giao thông. Các bác sỹ đã tiến hành xử trí khâu vết thương hỗng tràng, lau ổ bụng, dẫn lưu và đóng ổ bụng. Sau mổ, bệnh nhân qua cơn nguy kịch, sức khỏe dần ổn định.

Trước đó, ngày 20/7/2018, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên cũng tiếp nhận và cấp cứu người bệnh M.V.D – 31 tuổi, dân tộc Mông được chẩn đoán chấn thương sọ não kín, tụ não dưới màng cứng thùy thái dương phải, dập não đa ổ có phù não nặng (người bệnh đã 03 lần ngừng tim trong quá trình cấp cứu). Bệnh viện đã tiến hành hội chẩn và xin ý kiến chỉ đạo của các chuyên gia từ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Xác định đây là trường hợp bệnh lý nặng, phức tạp, tình trạng người bệnh rất nguy kịch cần được xử lý mổ cấp cứu trong khi điều kiện thời tiết và giao thông không thể chuyển người bệnh về Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức hoặc hỗ trợ chuyên gia từ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên. Trước tình hình đó, GS.TS Trần Bình Giang – Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và các chuyên gia đã quyết định hỗ trợ, chỉ đạo các bác sỹ của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên phẫu thuật qua thiết bị hội chẩn trực tuyến Telemedicine. Sau 45 phút chuẩn bị, người bệnh đã được đưa lên phòng mổ và triển khai phẫu thuật dưới sự chỉ đạo trực tiếp của các chuyên gia về phẫu thuật Thần kinh, Gây mê và Hồi sức của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, giúp người bệnh qua cơn nguy kịch.

Theo chia sẻ của GS.TS Trần Bình Giang – Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết: Với hệ thống Telemedicine dựa trên công nghệ hội nghị truyền hình tích hợp các thiết bị y tế chuyên dùng trong khám chữa bệnh từ xa, nhiều bệnh nhân nguy kịch ở vùng sâu, vùng xa đã được cứu sống kịp thời.

Kết quả thành công từ việc đào tạo và chỉ đạo tuyến của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức giúp nâng cao chất lượng khám chữa bệnh ở địa phương, giảm tải cho các bệnh viện tuyến trung ương, đồng thời giảm chi phí cho người

 

Để lại bình luận

Để lại bình luận
Please enter your name here