Trung tâm Đào tạo và Chỉ đạo tuyến là đơn vị chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, chịu sự quản lý trực tiếp của Giám đốc bệnh viện và chịu trách nhiệm trước Giám đốc bệnh viện về công tác đào tạo, chỉ đạo tuyến, luân phiên cán bộ và các nhiệm vụ khác theo phân công của Giám đốc bệnh viện.
Nhiệm vụ:
Nhiệm vụ đào tạo:
a) Tổ chức, điều phối, quản lý tập trung công tác đào tạo và phát triển các loại hình đào tạo của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức: đào tạo chính quy, đào tạo liên tục, đào tạo nâng cao nghiệp vụ …;
b) Là cơ sở thực hành của các cơ sở đào tạo nhân lực y tế, quản lý mọi đối tượng học sinh, sinh viên, cán bộ đến học, thực tập tại Bệnh viện;
c) Hợp tác, liên doanh, liên kết đào tạo nguồn nhân lực y tế và phát triển năng lực khám chữa bệnh của các tuyến điều trị với các dự án, đề án, chương trình, tổ chức trong nước và quốc tế;
d) Triển khai các hoạt động quản lý chất lượng đào tạo: xây dựng hệ thống quản lý chất lượng đào tạo theo tiêu chuẩn quốc tế tại Trung tâm, tiến tới điều phối và tổ chức thực hiện các hoạt động tăng cường chất lượng để đáp ứng tiêu chí hội nhập các tổ chức quốc tế về liên thông và cấp chứng chỉ chất lượng đào tạo, giám sát, kiểm tra, đánh giá hiệu quả công tác đào tạo của bệnh viện;
e) Đào tạo và tham gia đào tạo sinh viên, thực tập sinh và nghiên cứu sinh nước ngoài đến học tập và nghiên cứu tại Bệnh viện;
f) Phối hợp với các chuyên khoa tổ chức biên soạn in ấn và phát hành các tài liệu giảng dạy cho chương trình đào tạo của Bệnh viện;
g)Tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học;
h) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Bệnh viện và Bộ Y tế.
Chỉ đạo tuyến:
a) Thực hiện công tác chỉ đạo tuyến, chuyển giao kỹ thuật và hỗ trợ chuyên môn cho các cơ sở y tế tuyến dưới; theo dõi, giám sát các hoạt động chuyên môn của các bệnh viện thuộc địa bàn chỉ đạo tuyến được Bộ Y tế phân công;
b) Triển khai các Đề án, Dự án vốn ngân sách nhà nước, vốn tư nhân và vốn đầu tư nước ngoài về chỉ đạo tuyến, luân phiên cán bộ, chuyển giao kỹ thuật;
c) Tổ chức triển khai hoạt động hỗ trợ chuyên môn cho tuyến dưới thông qua các hội nghị, hội thảo chuyên môn, sinh hoạt khoa học, tập huấn chuyên đề, hội chẩn trực tuyến;
d) Theo dõi, giám sát, đánh giá và tổ chức rút kinh nghiệm các trường hợp sai sót chuyên môn của tuyến dưới;
e) Tham gia hỗ trợ tuyến dưới tổ chức triển khai các chương trình, dự án y tế liên quan;
f) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Bệnh viện và Bộ Y tế.