Hiện nay, nhu cầu của người bệnh bị bệnh thận mạn tính giai đoạn cuối cần phải lọc máu, hoặc lọc máu tạm thời trong lúc chờ ghép thận hoặc chờ lọc màng bụng ngày càng gia tăng. Chính vì vậy, các bác sĩ/điều dưỡng cần trang bị các kiến thức và kỹ năng cơ bản nhất trong lọc máu, đặc biệt các bác sĩ/điều dưỡng chưa từng làm trong đơn vị thận nhân tạo hoặc mong muốn được nâng cao, cập nhật kiến thức, kỹ năng thực hành về lọc máu cơ bản.
Tham gia khóa đào tạo, các học viên sẽ được cập nhật, bổ sung những kiến thức, kỹ năng thực hành, thái độ xử trí về lọc máu cơ bản để có thể đảm bảo yêu cầu chất lượng nguồn nhân lực làm việc tại các cơ sở y tế của tuyến trung ương, tuyến tỉnh/thành phố và tuyến huyện.
Chương trình đào tạo bao gồm các bài giảng về lý thuyết và thực hành như: Biết tiếp cận và quản lý bệnh nhân suy thận mạn; Các nguyên lý lọc máu, các trang thiết bị của thận nhân tạo; Các loại đường vào mạch máu, theo dõi các biến chứng của đường vào mạch máu; Chỉ định và các phương pháp lọc máu cấp cứu, lọc máu chu kỳ; Xác định được liều lọc máu, các sử dụng chống đông khi lọc máu; Kiểm soát nhiễm khuẩn, kiểm soát chất lượng nước, hệ thống nước RO; Biết được cơ chế hoạt động máy thận nhân tạo; Các điều kiện cơ bản để sử dụng lại màng và dây lọc máu; Các biến chứng và xử trí các biến chứng trong chạy thận nhân tạo; Hiểu về thẩm tách siêu lọc máu (HDF online). Thực hiện thành thạo việc sử dụng, lắp đặt dây máu, màng lọc máu, đuổi khí, mồi dịch chuẩn bị cho ca lọc máu trong khi máy thực hiện selftest, cài đặt các thông số điều trị chuẩn bị hoàn thiện cho ca điều trị bệnh nhân lọc máu và chọn chương trình tẩy rửa sau khi kết thúc ca lọc máu; Thực hành thành thạo kỹ thuật đuổi khí màng lọc và dây dẫn máu trước lọc; Thực hành thành thạo kỹ thuật thiết lập và kết thúc vòng tuần hoàn ngoài cơ thể đối với người bệnh chạy thận có nối thông động tĩnh mạch (AVF, AVG); Nắm được các bước trong quy trình thiết lập và kết thúc vòng tuần hoàn ngoài cơ thể đối với người bệnh có catheter.
Thông tin chung về khóa đào tạo “Lọc máu cơ bản như sau:
- Đánh giá và cấp chứng chỉ đào tạo liên tục
- Đánh giá sự chuyên cần, đánh giá kết thúc để đảm bảo chất lượng.
- Các điều kiện học viên cần đạt để được cấp chứng chỉ: học tập đầy đủ, thi lý thuyết và thực hành đạt từ 05 điểm trở lên.
- Giá trị của chứng chỉ theo Thông tư 22/2013/TT-BYT để duy trì chứng chỉ hành nghề.
- Đối tượng, yêu cầu đầu vào học viên
- Trình độ: bác sĩ/điều dưỡng
- Kinh nghiệm: đã công tác trong chuyên ngành Thận, thận nhân tạo trên 1 năm.
- Hướng dẫn tham gia khóa đào tạo
Đăng ký trực tiếp tại Trung tâm đào tạo và Chỉ đạo tuyến (tầng 1, nhà B1) – Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, 40 Tràng Thi, Hoàn Kiếm Hà Nội hoặc đăng ký trực tuyến trên Website theo đường link sau: https://tdhavietduc.edu.vn/dang-ky-tuyen-sinh hoặc mã QR code:
- Kinh phí: theo biểu giá bệnh viện ban hành.
- Tuyển sinh: xét hồ sơ học viên, không phải thi tuyển đầu vào.
- Hình thức học liên tục.
- Tổ chức khai giảng, bế giảng, đánh giá trước và sau khóa học.
- Cán bộ phụ trách hành chính: Nguyễn Thu Nga – Trung tâm Đào tạo và Chỉ đạo tuyến
- SĐT: 0364.081.994 – Email: nga.cdt8894@gmail.com